忍者ブログ

honghuyen

Thoái hóa đốt sống cổ là gì ?Nguyên nhân triệu chứng

×

[PR]上記の広告は3ヶ月以上新規記事投稿のないブログに表示されています。新しい記事を書く事で広告が消えます。

Thoái hóa đốt sống cổ là gì ?Nguyên nhân triệu chứng

 Thoái hóa cột sống cổ là một trong những bệnh lý về thoái hóa xương cột sống khá phổ biến. Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân, triệu chứng cũng nhiều. Nếu không có cách chữa kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thoái hóa đốt sống cổ là gì ?

Thoái hóa đốt sống cổ hay thoái hóa cột sống cổ (tên bệnh học trong tiếng anh là: Cervical spondylosis), là một trong những bệnh lý mãn tính khá phổ biến về tình trạng thoái hóa xương cột sống. Bệnh có đặc điểm là tiến triển khá chậm, có mối liên quan mật thiết với tuổi tác và tư thế khi vận động.

Hình ảnh thoái hóa đốt sống cổ ở bệnh nhân

Hình ảnh thoái hóa đốt sống cổ ở bệnh nhân

Thoái hóa đốt sống cổ đặc trưng bởi các tổn thương cơ bản tại xương sụn khớp, đĩa đệm ở cột sống cổ. Ban đầu, các tổn thương này có thể xuất phát từ việc khớp hư tại một hoặc một số diện đốt sống nào đó hoặc tổn thương tại đĩa đệm, sự viêm và lắng đọng canxi tại các dây chằng dọc cột sống cổ, khiến lỗ ra của rễ thần kinh bị thu hẹp lại….

Tình trạng thoái hóa có thể gặp ở bất cứ đoạn đốt sống cổ nào nhưng phổ biến hơn cả là tại đốt sống C5-C6-C7.

Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không ?

Thoái hóa cột sống cổ được đánh giá là một trong những căn bệnh phổ biến trong xã hội với tỷ lệ người lớn tuổi mắc cao, tỷ lệ nam giới và nữ giới mắc gần như tương đương nhau. Không chỉ vậy, do tính chất công việc và cuộc sống hiện đại, hiện nay nhiều người còn trẻ cũng mắc căn bệnh này mà không hay biết.

Những người bị thoái hóa đốt sống cổ chủ yếu là làm công việc văn phòng, ngồi nhiều trong nhiều giờ liền, ít vận động, ít hoặc không có thói quen luyện tập thể thao hoặc người làm công việc gây ảnh hưởng nhiều đến vùng đầu cổ như khuân vác nặng…

Bệnh thoái hóa cột sống cổ gây ra nhiều phiền toái và khó khăn trong công việc cũng như sinh hoạt của người bệnh khi xương, sụn tại vùng cột sống cổ bị yếu đi theo thời gian. Đánh giá về mức độ nguy hiểm của bệnh, theo các chuyên gia xương khớp, thoái hóa đốt sống cổ là một căn bệnh gây đau mạn tính ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động thường ngày.

Tuy vậy, bệnh có thể được cải thiện bằng nhiều phương pháp mà đa số không cần động đến phẫu thuật. Đáng lo ngại nhất của bệnh thoái hóa đốt sống cổ chính là việc nó có thể diễn biến thành các biến chứng nguy hiểm nếu không được quan tâm và điều trị đúng cách.

Xem thêm: Cách chữa thoái hóa đốt sống cổ

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh thoái hóa cột sống

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh thoái hóa cột sống

Phân loại và chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ

Phân loại thoái hóa cột sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ được phân loại dựa trên các cấp độ tổn thương và các dấu hiệu điển hình. Theo đó có 10 cấp độ tổn thương do bệnh như sau:

  • Cấp độ 1: Người bệnh ngửa đầu lên nhìn trần nhà và cảm thấy bị co cứng, hơi đau ở cổ.
  • Cấp độ 2: Các cơn đau mỏi cổ xảy ra thường xuyên hơn, đôi khi cơn đau do thoái hóa đốt sống cổ có thể lan sang vùng vai và lưng.
  • Cấp độ 3: Lúc ngủ dễ bị tụt hoặc trượt khỏi gối. Khi ngủ dậy thì thấy vận động cổ khó khăn và đau đớn.
  • Cấp độ 4: Nhiều khi cánh tay bị tê cứng, khó trở về trạng thái ban đầu. Một số lúc người bệnh có thể bị mờ mắt.
  • Cấp độ 5: Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ có dáng đi liêu xiêu, thị lực giảm đáng kể và khó đi trên một đường thẳng.
  • Cấp độ 6: Cổ, vùng vai và cả cánh tay bị hạn chế vận động. Thậm chí, người bệnh còn không thể cầm bút để viết.
  • Cấp độ 7: Bệnh thoái hóa đốt sống cổ tăng nặng đến mức việc cầm đũa để gắp thức ăn cũng khó khăn. Người bệnh chỉ có thể dùng thìa khi ăn.
  • Cấp độ 8: Cơ cổ, cơ bắp yếu dần tới mức đi lại khó khăn, không còn sức lực để vận động.
  • Cấp độ 9: Bệnh thoái hóa cột sống cổ ảnh hưởng đến chức năng đại tiểu tiện, khó quan hệ tình dục.
  • Cấp độ 10: Người bệnh mất hoàn toàn chức năng vận động cổ, vai, gáy… đến mức chỉ có thể nằm hoặc ngồi một chỗ.

Chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ

Để chẩn đoán bệnh thoái hóa cột sống cổ, cần dựa vào:

1. Lâm sàng: Dựa trên các biểu hiện với sự xuất hiện riêng rẽ hoặc đồng thời của 4 hội chứng sau:

  • Hội chứng cột sống cổ: Đau, co cứng vùng cơ cạnh cột sống cổ.
  • Hội chứng rễ thần kinh cổ: Tình trạng đau, tê, kiến bò… do thoái hóa đốt sống cổ có thể lan từ cổ xuống gáy, khớp vai, một hoặc hai bên tay, các đầu ngón tay.
  • Hội chứng động mạch đốt sống: Đặc trưng bởi tình trạng đau nhức đầu tại vùng chẩm, vùng thái dương, vùng trán và cả hai hố mắt vào buổi sáng. Ngoài ra, người bệnh có thể bị chóng mặt, hoa mắt, ù tai…
  • Hội chứng ép tủy: Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ có dáng đi không vững chắc, các chi yếu, teo hoặc liệt, phản xạ gân xương tăng.

2. Cận lâm sàng: Thực hiện các xét nghiệm, chụp chiếu cần thiết để chẩn đoán chính xác hơn:

  • Xét nghiệm phát hiện dấu hiệu viêm (bilan viêm).
  • Chụp Xquang.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI.
  • Chụp CT scan.
  • Điện cơ.

3. Chẩn đoán xác định: Dựa vào triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ lâm sàng và cận lâm sàng để xác định bệnh.

Chẩn đoán phân biệt: Để phân biệt bệnh thoái hóa cột sống cổ và các bệnh lý có dấu hiệu lâm sàng tương đương như:

  • Chấn thương đốt sống cổ do nguyên nhân vật lý.
  • Bệnh về ung thư hoặc di căn xương, bệnh về tủy xương.
  • Bệnh u nội tủy hoặc u thần kinh.

Dấu hiệu và triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ

Trên thực tế, có nhiều trường hợp mắc thoái hóa cột sống ở cổ mà không hề hay biết vì bệnh có thể không có dấu hiệu và triệu chứng gì đặc biệt trong thời gian đầu mắc bệnh. Đến khi các dấu hiệu rõ ràng hơn thì thoái hóa đốt sống cổ đã ở giai đoạn nặng hơn. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ thì người bệnh có thể thấy một số triệu chứng điển hình của bệnh như sau:

  • Đau mỏi, nhức nhối: Bắt đầu tại vùng cổ và đặc biệt là khi người bệnh vận động cổ. Sau đó thì triệu chứng này tăng nặng hơn khi cơn đau lan đến gáy, tai. Đôi khi người bệnh thoái hóa đốt sống cổ có thể bị vẹo/sái cổ. Cơn đau có thể dội ngược lên đầu, gây đau vai gáy hoặc đau nhức tại vùng đầu chẩm, trán hoặc đau tỏa ra cả bả vai và vùng cánh tay.
  • Khi xoay cổ có cảm giác bị vướng và khó khăn.
  • Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ có thể bị mất cảm giác sâu tại cánh tay và bàn tay gây cảm giác tê liệt.
  • Đau nhức và co cứng cổ tăng nặng vào những hôm “Trái gió trở trời” hoặc nằm ngủ ở tư thế không thuận lợi, khó khăn ngay cả khi muốn quay đầu sang trái/phải, cúi, ngửa cổ.
  • Có trường hợp người bệnh cảm thấy có một luồng điện đột ngột chạy từ cổ, dọc theo xương sống, lan ra các chi tay, chân khi người bệnh cúi đầu về phía trước.

Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ

Có hai nhóm nguyên nhân chính gây bệnh thoái hóa cột sống cổ là: Sự lão hóa tự nhiên của các tế bào, tổ chức sụn, khớp và nguyên nhân do sụn khớp phải chịu áp lực trong thời gian dài.

Từ hai nhóm nguyên nhân lớn này, ta có thể phân ra các nguyên nhân gây bệnh nhỏ hơn như:

  • Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ do tuổi tác: Tuổi càng cao thì tổ chức xương khớp, mô sụn… cũng theo thời gian mà bị lão hóa. Đây là nguyên nhân cơ bản và phổ biến gây bệnh nhất.
  • Vận động ở tư thế sai trong thời gian dài: Người làm công việc hay cúi, ngửa cổ, mang vác nặng hoặc nhân viên làm văn phòng ngồi máy tính lâu ít vận động, ngồi bàn làm việc với độ cao của bàn ghế không chuẩn, nằm ngủ ở tư thế sai, dùng gối quá cao hoặc quá thấp… là nguyên nhân bệnh thoái hóa đốt sống cổ phổ biến thứ 2.
  • Chế độ dinh dưỡng không cân đối: Ăn thiếu chất đặc biệt là thiếu canxi, magie, vitamin trong thời gian dài, lạm dụng đồ uống và chất kích thích.
  • Nguyên nhân bệnh lý: Chứng mất nước đĩa đệm, bệnh thoát vị đĩa đệm, xơ hóa dây chằng, loãng xương….

Xem thêm: Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc nam

PR

コメント

プロフィール

HN:
No Name Ninja
性別:
非公開

カテゴリー

P R