忍者ブログ

honghuyen

Cách bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm

×

[PR]上記の広告は3ヶ月以上新規記事投稿のないブログに表示されています。新しい記事を書く事で広告が消えます。

Cách bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm

Do sợ tác dụng phụ của thuốc, nhiều người đã lựa chọn phương pháp xoa bóp bấm huyệt để chữa thoát vị đĩa đệm. Vậy tác dụng thực sự của biện pháp này như thế nào, cách xoa bóp bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm ra sao, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Bấm huyệt có hết thoát vị đĩa đệm không?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy trong đĩa đệm bị tổn thương, phá vỡ bao xơ và tràn ra ngoài chèn ép lên rễ thần kinh gây nên những cơn đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Mặc dù không nguy hiểm tới tính mạng, nhưng bệnh không được chữa trị dứt điểm có thể khiến cuộc sống và công việc người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí tàn tật suốt đời.

Xem thêm: Dấu hiệu bệnh thoát vị đĩa đệm

Bấm huyệt có hết thoát vị đĩa đệm không?

Bấm huyệt có hết thoát vị đĩa đệm không?

Bên cạnh các phương pháp sử dụng thuốc Tây, thuốc Đông Y, các bài thuốc dân gian, nhiều người cũng áp dụng cách xoa bóp, bấm huyệt để chữa thoát vị đĩa đệm. 

Xoa bóp bấm huyệt có nguồn gốc từ y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại, là một trong những phương pháp bảo tồn được áp dụng khá phổ biến trong việc điều trị bệnh, đặc biệt là thoát vị đĩa đệm. Theo đó, xoa bóp bấm huyệt có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, thư giãn cơ, tăng nuôi dưỡng đĩa đệm và cải thiện cơn đau. Ngoài ra, liệu pháp này còn hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa và cải thiện khả năng vận động.

Thực tế, phương pháp này chỉ giúp cải thiện cơn đau và một số triệu chứng đi kèm. Do đó, ngoài việc thực hiện xoa bóp bấm huyệt, người bệnh vẫn cần sử dụng các loại thuốc điều trị song song kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi và luyện tập hợp lý. 

Xem thêm: Cách trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Cách bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm

Xoa bóp bấm huyệt giúp máu lưu thông, từ đó những cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra sẽ được cải thiện rõ rệt. Bạn cần thực hiện đúng kỹ thuật để tránh những biến chứng trong quá trình điều trị bệnh bằng phương pháp này.

Xoa bóp cơ lưng, vùng lưng

Để quá trình bấm huyệt diễn ra thuận lợi hơn, bạn cần có một khoảng thời gian xoa bóp cho vị trí bị tổn thương và những vùng xung quanh. Điều này sẽ mang đến tác dụng tác dụng thư giãn cơ bắp, thúc đẩy tuần hoàn máu và làm nóng vùng đốt sống bị đau, hạn chế những cơn đau khi thực hiện day ấn huyệt vị.

Các kỹ thuật xoa bóp chữa thoát vị đĩa đệm:

  • Day: Day là thủ thuật sử dụng gốc bàn tay, mô ngón tay cái và mô ngón tay út ấn mạnh xuống da và di chuyển theo hình xoắn ốc. Tiến hành day dọc hai bên cột sống (từ cột sống lưng D7) đến vùng mông khoảng 3 – 4 lần.
  • Lăn: người thực hiện sử dụng các khớp giữa bàn tay và ngón hoặc dùng mu bàn tay và mô ngón út lăn trên da thịt với một lực tương đối. Tiến hành lăn từ 2 bên cột sống D7 đến vùng mông trong 3 lần. 
  • Bóp: Sử dụng ngón tay cái ôm chặt vùng lưng và các ngón tay còn lại ôm bụng. Sau đó tiến hành bóp vào da và hơi kéo thịt lên, thực hiện 3 lần từ 2 bên cột sống D7 đến vùng mông.

Khi xoa bóp bạn chú ý dùng với một lực vừa phải, có thể kết hợp thêm các loại dầu để tăng tác dụng giảm đau, thư giãn, thúc đẩy tuần hoàn máu.

Day ấn huyệt vị

Sau khi kết thúc các thao tác xoa bóp, có thể thực hiện day ấn huyệt để tác động sâu hơn, trực tiếp vào những vị trí bị ứ trệ để tăng cường tuần hoàn máu, giảm đau nhanh chóng.

Một số vị trí trong bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm:

  • Huyệt Đại Trường Du: Lấy gai chậu trước trên làm chuẩn, đo ngang vào cách đốt sống 1,5 thốn.
  • Huyệt Thận Du: Lấy cung sườn dưới cùng làm chuẩn, đo ngang vào 1,5 thốn.
  • Huyệt Đốc Du: Lấy bờ dưới xương vai, đo ngang cách cột sống 1,5 thốn.
  • Huyệt Hoàn Khiêu: Điểm chạm của gót chân bệnh nhân vào mông khi nằm sấp.
  • Huyệt Ủy Trung: Nằm giữa nếp gấp nhượng chân (khoeo chân).
  • Huyệt A Thị: Chính là điểm đau (chỗ ấn vào đau nhất).

Cách bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm:

  • Ấn – day – xoay: Sử dụng mô ngón cái ấn mạnh vào huyệt Thận du, Đại trường du và Giáp tích L5-S1 và day, xoay theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 3 – 5 phút. 
  • Bấm huyệt: Sau đó, tiến hành bấm huyệt Thận du, Giáp tích L1-S1, Cách du, Đại trường du và A thị huyệt. Khi day ấn, nên sử dụng đầu ngón tay cái ấn vào huyệt vị tạo thành 1 góc 90 độ. Ban đầu nên dùng với lực nhẹ sau đó tăng lực dần đến khi cảm thấy tê thì dừng lại khoảng 1 phút. 
  • Nắn chỉnh đĩa đệm: Trước khi nắn chỉnh, nên tiến hành chụp MRI hoặc CT cột sống nhằm xác định vị trí bị thoát vị. Sau đó sử dụng ngón tay cái ấn nắn vị trí thoát vị đĩa đệm với một lực vừa phải, thực hiện từ 3 – 5 phút.

Xem thêm: Thuốc chữa thoát vị đĩa đệm tốt nhất hiện nay

Chú ý khi xoa bóp bấm huyệt trị thoát vị đĩa đệm

Để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất, trong quá trình chữa thoát vị đĩa đệm bằng xoa bóp, bấm huyệt, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Chú ý khi xoa bóp bấm huyệt trị thoát vị đĩa đệm

Chú ý khi xoa bóp bấm huyệt trị thoát vị đĩa đệm

  • Không nên tự ý điều trị tại nhà, vì việc tác động sai huyệt đạo có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn
  • Không áp dụng phương pháp này cho phụ nữ đang mang thai, trẻ em, những khu vực bị hở loét, viêm nhiễm
  • Nêm đến các phòng khám đông y uy tín để được bấm huyệt chuyên sâu với những phác đồ hợp lý, giảm thiểu những nguy cơ xấu cho sức khỏe
  • Sau khi thực hiện xoa bóp, bấm huyệt người bệnh nên nghỉ ngơi từ 15 – 30 phút để thư giãn cơ thể
  • Phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, do đó, người bệnh vẫn phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ
  • Xây dựng và thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho xương khớp
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với những động tác phù hợp. 
PR

コメント

プロフィール

HN:
No Name Ninja
性別:
非公開

カテゴリー

P R